Khúc hát ru với những giai điệu du dương nhẹ nhàng dường như là cách tự nhiên nhất để đưa bé đi vào giấc ngủ. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu cho biết rằng các em bé sở hữu một khả năng kỳ diệu để ghi nhớ những điệu nhạc xung quanh mình ngay từ những năm tháng đầu đời. Đừng lo lắng nếu bạn không cho bé nghe các bản giao hưởng của Mozart khi bé còn đang trong bụng mẹ, mặc dù có vài minh chứng nhỏ cho thấy việc nghe nhạc cổ điển trong giai đoạn này sẽ giúp bé thông minh hơn, đồng thời mang đến lợi ích lâu dài trong việc kích thích sự phát triển não bộ. Dù sao đi nữa, việc lắng nghe, nhún nhảy hoặc ngân nga theo những điệu nhạc góp phần quan trọng trong sự phát triển của bé trong năm đầu tiên.
Sự phát triển thể chất
Trước khi có thể vỗ tay hoặc nhảy múa, bé sẽ có được những cảm thụ về âm nhạc đầu tiên khi mẹ ôm bé vào lòng và đu đưa bé trên tay. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã mở một điệu nhạc và cho một nhóm em bé nhún theo nhịp 2/4 (ví dụ như khúc quân hành), và nhịp 3/4 với một nhóm em bé khác (như điệu waltz). Khi thực hiện khảo sát dựa trên sự phản xạ quay đầu của bé, người ta đã xác định rằng các em bé thích nghe những bài nhạc có nhịp điệu giống như cách bé đã được tiếp cận trước đó.
Thực hành cùng bé
Lắng nghe những giai điệu đơn giản không giúp bé trở thành thiên tài âm nhạc, nhưng việc cùng nhau chủ động tiếp cận với âm nhạc sẽ là bước khởi đầu tuyệt vời cho bé. Trong một nghiên cứu khác của Tiến sĩ Trainor, các bà mẹ được mời tham gia vào một trong hai hoạt động âm nhạc với bé 6 tháng tuổi. Một nhóm các bé đánh trống, chơi kèn xylophones và lắc lư theo nhạc với sự khuyến khích từ mẹ, những bé trong nhóm kia chỉ nghe nhạc nền trong khi chơi với những khối vuông và ghép hình. Tiến sĩ Trainor nhận định: “Các em bé chủ động tham gia vào các bài học nhạc có phản xạ nhanh và tốt hơn với âm thanh, đồng thời tiếp thu các kiến thức tốt hơn về cấu trúc khuôn nhạc”. Ông đã đo lường các phản ứng của em bé bằng các điện cực để quan sát các hoạt động của não bộ. Khi thực hiện các nghiên cứu về phản xạ quay đầu, các em bé có xu hướng phản hồi lại các điệu nhạc tương tự các giai điệu bé được nghe trong lớp học, trong khi các bé nghe nhạc thụ động không thể hiện những phản ứng khác biệt đáng kể.
Mang đến cho bé những lợi ích từ âm nhạc
Mở một vài bản nhạc nhẹ nhàng cho bé là rất tốt, tuy nhiên để cho bé chủ động tiếp cận và tạo ra âm nhạc chính là cách tốt nhất để bé được hưởng những lợi ích từ âm nhạc. Lắc lư, vỗ tay theo nhịp, cho bé gõ lên một cái nồi với muỗng gỗ… tất cả đều là những cách để giúp bé vừa nghe nhạc và tạo ra những giai điệu.
Chia sẻ những sở thích của bạn
Không có lý do gì để giới hạn trong phạm vi những bài nhạc dành riêng cho trẻ em. Trên thực tế, bé yêu của bạn có thể nhận biết những giai điệu phức tạp hơn cả bạn. Ví dụ, âm nhạc của những nền văn hoá như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Bungary bao gồm những nốt nhạc hiếm gặp ở âm nhạc châu Âu. Những nhà nghiên cứu từ trường Đại học Nevada, Las Vegas khám phá ra rằng những người lớn cần một thời gian khó khăn để nhận biết những khoảng lặng trong các giai điệu phức tạp, nhưng trẻ sơ sinh từ 6 tháng đến 1 tuổi lại làm điều này một cách dễ dàng.
Thật ra, bé dễ dàng theo những giai điêu phức tạp trong suốt 6 tháng đầu đời, cho thấy rằng bé học để thu hẹp phạm vi tập trung lại khi bé trưởng thành, theo nghiên cứu của giáo sư Erin Hannon, nhà tâm lý học trẻ em. Kết quả này cũng phù hợp với những nghiên cứu khác về ngôn ngữ và biểu hiện của gương mặt. Chúng ta được sinh ra với rất nhiều tiềm năng đặc biệt, nhưng chúng thực sự không hữu ích để tập trung chú ý vào từng âm thanh mà ta nghe.
Hãy tận dụng tối đa những kỹ năng nghe của bé và giúp bé sớm phát triển từ những thể loại bạn yêu thích, cho dù đó là nhạc cổ điển hoặc các bài nhạc truyền thống của gia đình bạn, hay đơn giản là danh sách các bản nhạc yêu thích của bạn từ thư viện iTunes.
Thư viện âm nhạc
Có vô vàn những giai điệu tuyệt vời để bạn thưởng thức cùng bé và chúng có thể dể dàng tìm thấy từ những nguồn tư liệu bên dưới:
Nguồn: Tonly Klym McLeean, trích từ tạp chí Parents