Hãy nhớ lại thưở ấu thơ và những năm tháng đầu đời của con bạn. Đó là khoảng thời gian trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh bằng cách sờ, nhìn, lắng nghe và dùng tay để chạm vào đồ vật. Giờ thì khi đã là một đứa trẻ hai tuổi, quá trình tìm hiểu đó trở nên sâu sắc và chín chắn hơn. Sự nắm bắt về ngôn ngữ của trẻ ngày càng phát triển, đồng thời trẻ bắt đầu hình thành những liên tưởng về sự vật, hành động và khái niệm. Bên cạnh đó, trẻ cũng đã có thể nghĩ đến việc giải quyết một số vấn đề; đây là biểu hiện của phương pháp “thử và sai” được hình thành ngay trong đầu của trẻ thay vì trực tiếp tiếp xúc với đồ vật. Khi trí nhớ và khả năng tư duy của trẻ phát triển, trẻ bắt đầu hiểu được các khái niệm đơn giản về thời gian như: “Con có thể chơi sau khi con ăn xong”.
Bé cũng bắt đầu hiểu mối quan liên giữa các sự vật. Chẳng hạn, khi bạn cho trẻ chơi xếp hình đơn giản hoặc bảo trẻ phân loại hình dạng của các đồ chơi, thì trẻ có thể nhận biết những hình dạng giống nhau. Đồng thời, trẻ dần hiểu được ý nghĩa của các con số khi đếm đồ vật, đặc biệt là số 2. Một khi sự hiểu biết về nguyên nhân và kết quả của trẻ được nâng cao, trẻ càng có hứng thú hơn khi dọn dẹp đồ chơi hoặc mở hay tắt đèn và các vật dụng.
Hãy lưu ý rằng quá trình vui chơi của bé ngày càng phức tạp hơn. Đáng chú ý nhất là trẻ bắt đầu kết hợp nhiều hoạt động khác nhau để tạo ra một trình tự lô-gíc. Thay vì chơi từ đồ chơi này sang đồ chơi khác một cách ngẫu nhiên, trẻ sẽ làm theo trình tự như việc đặt búp bê lên giường trước rồi mới đắp mền cho nó. Hoặc trẻ giả bộ cho búp bê ăn từ con này sang con khác. Qua vài năm nữa, bé sẽ tạo ra một trình tự “giả bộ” dài và công phu hơn, trình tự này được phản ánh ngay từ đời sống hằng ngày của bé, lúc thức dậy vào buổi sáng tới khi tắm rồi đi ngủ vào buổi tối.
Nếu bạn cho rằng phần lớn nhận thức ở lứa tuổi này bị giới hạn thì điều này sẽ này sẽ tạo cho bé cảm giác rằng những việc xảy ra trong thế giới của bé là kết quả của một việc nào đó bé đã làm. Với quan niệm như vậy, việc bé hiểu đúng những khái niệm như chết chóc, chia ly hay bệnh tật mà không bị cảm giác là mình đóng một vai trò nào đó trong những sự việc này, sẽ rất khó khăn. Vì vậy, đối với việc cha mẹ chia tay hay một thành viên trong gia đình bị bệnh, con trẻ thường cảm thấy có trách nhiệm.
Việc suy luận đối với một đứa trẻ 2 tuổi thường rất khó. Suy cho cùng, bé nhìn nhận sự việc theo những khía cạnh rất đơn giản. Việc bé chủ động chơi những trò chơi “giả bộ” sẽ giúp bé không nhầm lẫn giữa ảo tưởng và thực tại. Do đó, ở lứa tuổi này bạn phải cân nhắc thật kĩ khi sử dụng từ ngữ để nói chuyện với bé. Những lời bình phẩm mà bạn cho là vui nhộn và dí dỏm như: “Nếu con ăn nhiều ngũ cốc quá, con sẽ nổ tung đấy!” _ thật ra sẽ làm bé hoảng sợ vì bé không hề biết rằng bạn đang nói đùa.
Nguồn: healthy children
Chi nhánh 1: 4F-26, Tầng 4, Crescent Mall, 101 Tôn Dật Tiên, phường Tân Phú, Quận 7, TPHCM.
Hotline & Zalo: 0906866270
Chi nhánh 2: Times City Tầng 2, T07-OF-02, 458 Đường Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
Tel: 0359 740 087
Chi nhánh 3: Hapulico Complex, Tầng 2, Tòa 17T4, 1 Nguyễn Huy Tưởng, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Tel: 0397 252 592
Vui lòng chọn những lớp được tô màu bên dưới: |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Next
Back
|
|